Viện Khoa học công nghệ tàu thủy
Viện Khoa học công nghệ Tàu thuỷ ( SSTI) là cơ sở khoa học công nghệ chuyên ngành lớn nhất, tập trung nhiều cán bộ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ tàu thủy và có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài qua nhiều thời kì với các tên gọi khác nhau như:
1959-1961 Tiền thân của Viện là Ban thiết kế trong Phòng cơ khí kĩ thuật thuộc Cục vận tải thuỷ bộ (Bộ GTVT).
Năm 1961 Phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô thuộc Cục cơ khí (Bộ GTVT).
Năm 1970 Phân Viện thiết kế tàu thuỷ ô tô, Cục cơ khí, Bộ GTVT.< >Năm 1973 bộ phận thiết kế ô tô tách ra hoạt động riêng.
Năm 1975 sau giải phóng miền nam, thành lập Phòng thiết kế tàu thuỷ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1980 Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ thuộc Bộ GTVT - Phòng thiết kế tàu thuỷ ở thành phố Hồ Chí Minh trở thành Phân Viện thiết kế tàu thuỷ.
Năm 1983 Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT (thuộc Bộ GTVT) thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện NCTK tàu thuỷ và Viện Nghiên cứu sức kéo vận tải.
Năm 1996 Khi TCty công nghiệp tàu Việt Nam được thành lập thì Viện là thành viên của TCtyNăm 1998: Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ được thành lập theo văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Phân Viện thiết kế tàu thuỷ tách ra hoạt động độc lập.
Năm 2006 Sau khi Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập thì Viện là đơn vị thành viên, là tổ chức KHCN tự trang trải kinh phí hoạt động theo mô hình Cty mẹ-Cty con.
Ngày 24 tháng 03 năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã công bố Quyết định chuyển nguyên trạng Viện Khoa học Công nghệ Tàu thủy về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Các phần thưởng cao quý:
- Năm 1964: Huân chương Kháng chiến hạng Nhì;
- Năm 1968: Huân chương Chiến công hạng Ba;
- Năm 1993: Huân chương Lao động hạng Ba;
- Năm 2000: Huân chương Lao động hạng Nhì;
- Năm 2004: Huân chương Lao động hạng Nhất;
- Năm 2009: Huân chương Độc lập hạng Nhì;
- Cờ thi đua Xuất sắc của Chính phủ (năm 2005, 2006, 2008);
- Cờ thi đua Xuất sắc của Bộ giao thông vận tải (năm 2000, 2002);
- Cờ thi đua Xuất sắc của Đảng ủy khối doanh nghiệp TW (năm 2008 );
- Cờ thi đua Xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (năm 2008);
- Cờ thi đua Xuất sắc của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam nhiều năm liền;
- Cờ thi đua Đơn vị quyết thắng 10 năm liên tục của quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội (năm 1996 - 2006).
Tóm tắt thành tựu thiết kế:
I. Thời kỳ 1960-1964.
Thiết kế và chỉ đạo thi công các phương tiện chính sau:
- Tàu khách chạy trên sông, ven biển loại 50- 100 khách.
- Âu nổi 300T.
- Tàu vận tải ven biển 50- 100T
- Tàu không số cho vận tải trên( Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển) Các xe khách, rơ móoc.
II. Thời kỳ 1964- 1972
- Ca nô phá thủy lôi không người lái T5
Viện tập trung lực lượng phục vụ đảm bảo giao thông vận tải chống chiển trang phá hoại. Các sản phẩm chính đã được nghiên cứu thiết kế và chỉ đạo thi công là:
- Các loại ca nô con có.
- Các loại phà: phà ghép, phà truyền lực…
- Các loại phương tiện vượt sông: xe kéo, ôtô lội nước.
- Ca nô phá thủy lôi không người lái T5.
- Các loại cầu cáp, cầu ngầm.
III. Thời kỳ 1973- 1996Tàu khách du lịch đến 200 khách
Viện triển khai nhiều hoạt động khoa học công nghệ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng:
- Hàng loạt tàu khách và tàu du lịch đến 200 khách
- Các đoàn tàu đẩy, tầu kéo biển, lớn nhất là 980 sức ngựa.
- Các tàu phà sông – biển từ 400 tới 1000T.
- Sà lan biển 2000T.
- Tàu hàng đi biển 3000T, 3850T
- Nhiền loại âu nổi, lớn nhất là âu 2500T.
- Tàu thuyền bằng xi măng lưới thép, lớn nhất là tàu ven biển 300T
- Các tàu đánh cá và chuyển quân cho quân sự
- Phà tự hành kiểu phun xoay, công xuất 500 sức ngựa.
- Cần cẩu nổi có sức nâng 600T
- Các tầu cao tốc mang ký hiệu V56, V57, V59 cho bộ đội biên phòng hải quan.
- Tàu nghiên cứu biển V54.
- Thiết kế và thi công các đèn biển đảo Đá Lát, Tiên Nữ.
IV. Thời kỳ 1996- 2005Đèn biển Đá LátNghiên cứu thiết kế các loại sản phẩm có tính năng kỹ thuật phức tạp:
- Ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thiết kế tàu và hạ liệu kết cấu vỏ tàu thuỷ.
- Ụ nổi có sức nâng 8500-14000 T.
- Tàu chở dầu 3500-4500 DWT.
- Thiết kế các loại tàu biển 3500/4000, 6300/6500, 11500/12500 DWT.
- Tàu khách đi Côn Đảo, tàu khách du lịch cao cấp cho Pháp hoạt động ở vịnh Hạ Long.
- Tàu kéo cảng 800-3200 HP.
- Tàu chở sà lan (LASH) 10000T.
- Tàu hàng rời 20000 DWT.
- Nghiên cứu thiết kế tàu biển chở container 800 TEU.
- Nghiên cứu thiết kế tàu chở ximăng rời 10000 DWT.
- Nghiên cứu thiết kế tàu chở khí hoá lỏng 3000 m3.
- Sà lan chuyên dụng phục vụ khai thác dầu khí 10000 DWT
- Thực hiện các dịch vụ kĩ thuật cho đội tàu thuộc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (TP Vũng Tàu) ví dụ như: đo chiều dày kim loại, khảo sát đánh giá hư hại nhằm lập hạng mục sửa chữa các kho chứa dầu nổi 150000 DWT...
- Lập các dự án tiền khả thi và khả thi đối với dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng..., đối với dự án đóng mới các tàu 11500/12500T, tàu tìm kiếm cứu nạn.
V. Thời kỳ sau 2005
- Là thành viên của Tập đoàn kinh tế Vinashin, đã triển khai nghiên cứu thiết kế các loại sản phẩm có tính năng kĩ thuật phức tạp, to lớn về kích cỡ:
- Thực hiên tư vấn công nghệ tự động hoá trong thiết kế tàu và hạ liệu kết cấu vỏ tàu thuỷ, đại lí cung cấp các phần mềm Autoship, Nupas, Cadmatic, Shipconstructure.
- Thử nghiệm mô hình tàu thuỷ (trong bể thử, bể thử ngoài trời, ống sủi bọt...) nhằm tiên đoán trước sức cản tàu, tính đi biển, quay trở..., đã thử mô hình các tàu biển 7000 - 10000 - 12500 - 20000 - 36000 - 54000 - 115000 T, tàu hai thân...
- Ụ nổi có sức nâng đến 24000 T.
- Tàu chở dầu viễn dương 13500-115000 DWT.
- Thiết kế các loại tàu biển 6800-12500-20000 DWT.
- Tàu khách hai thân vỏ nhôm tốc độ cao 200 chỗ.
- Tàu kéo công suất máy đến 6000HP.
- Tàu chở sà lan (LASH) 10000T.
- Tàu hàng rời 36000-54000 DWT.
- Tàu container 1000 TEU.
- Nghiên cứu thiết kế tàu cánh ngầm vỏ nhôm chở 120 khách.
- Tàu hút bùn 1500 m3.
- Sà lan chuyên dụng phục vụ khai thác dầu khí 15000 DWT.
- Thực hiện các dịch vụ kĩ thuật cho đội tàu thuộc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (TP Vũng Tàu) ví dụ như: đo chiều dày kim loại, khảo sát đánh giá hư hại nhằm lập hạng mục sửa chữa các kho chứa dầu nổi 150000 DWT...
- Lập các dự án tiền khả thi và khả thi đối với dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng..., đối với dự án đóng mới các tàu 11500/12500T, tàu tìm kiếm cứu nạn.
- Dịch vụ hàng hải.
- Các loại phương tiện cơ giới: ôtô tải, xe khách, xe công trình, xe vận chuyển kết cấu nặng.