Trường Cao đẳng nghề VMU
* Trường Cao đẳng nghề VMU là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng 11 năm 2002, với tên gọi ban đầu là: Trường Đào tạo Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công nghiệp Tàu thủy I.
* Khai giảng khóa đầu tiên ngày 26 tháng 12 năm 2005.
* Ngày 31 tháng 7 năm 2006 trường được đổi tên thành: Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ Công nghiệp Tàu thủy I.
* Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Bộ trưởng Bộ lao động Thương binh và Xã hội ký quyết định số 1873 thành lập Trường Cao đẳng nghề Vinashin trên cở sở nâng cấp trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công nghiệp Tàu thủy I.
* Ngày 26 tháng 6 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký quyết định số 1799 về việc chuyển nguyên trạng trường Cao đẳng nghề Vinashin về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải.
* Ngày 29 tháng 7 năm 2013 Bộ trưởng Bộ lao động Thương binh và Xã hội ký quyết định số 1080/QĐ-BLĐTBXH đổi tên trường thành Trường Cao đẳng nghề VMU.
Tổng số CBGV : 42 trong đó: Thuyền trưởng (02), Máy trưởng (02), Tiến sĩ (02), Thạc sĩ (08), Cử nhân (22)
Các chuyên ngành đào tạo:
Cao đẳng, trung cấp nghề: 10 Chuyên ngành
Sơ cấp nghề: 12 Chuyên ngành
Chuyên ngành đào tạo | Cấp độ đào tạo |
1. Điều khiển tàu biển 2. Khai thác máy tàu thủy 3. Sửa chữa máy tàu thủy 4. Kế toán doanh nghiệp 5. Điện công nghiệp 6. Điện tàu thủy 7. Công nghệ chế tạo Vỏ tàu thủy 8. Hàn 9. Cắt gọt kim loại 10. Gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy 11. Vận hành thiết bị nâng 12. Công nghệ sơn tàu thủy | Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Cao đẳng, Trung cấp & Sơ cấp nghề Sơ cấp nghề Sơ cấp nghề |
Thành tích tiêu biểu:
- Năm 2007: Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải;
- Năm 2008: Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ;
- Năm 2008, 2010: Bằng khen của UBND Thành phố Hải Phòng;
- Năm 2008: Bằng khen của Tổng cục Dạy nghề;
- Năm 2009, 2010: Bằng khen của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Hướng phát triển trong tương lai
Với phương châm: "Chất lượng - Hiệu quả - Thân thiện" Trung bình mỗi năm ngành CNTT Việt Nam cần bổ sung 31.000 lao động: trong đó công nhân kỹ thuật có trình độ cao: 25.181 lao động (Cao đẳng nghề: 12.000; Trung cấp nghề: 10.000; sơ cấp nghề: 3.181).
Trường Cao đẳng nghề VMU được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng mở rộng cơ sở vật chất, diện tích.
- Mở rộng ngành nghề đào tạo: Đóng tàu; sỹ quan-thuyền viên, kinh tế…
- Xây dựng Xưởng đóng tàu (đóng tàu tới 15.000 tấn). Triển khai đóng mới tàu vận tải 5.500 tấn phục vụ sinh viên thực tập.
- Thành lập đội vận tải thuỷ của Nhà trường với số lượng 5 chiếc, đạt 30.000 - 40.000 tấn trọng tải.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, 12.000 - 15.000 sinh viên/năm (dự kiến năm học 2011-2015)