TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIETNAM MARITIME UNIVERSITY

Về bản chất, nội dung khái quát, chủ trương chính danh và vấn đề quản lý quốc gia trong Khổng giáo

Vấn đề quản lý quốc gia theo Khổng Tử người cầm quyền phải làm gương cho dân noi theo. Chịu khó nhọc cùng những công việc khó nhọc  của dân.. Khi dân đông quá phải làm cho họ giàu lên và khi dân giàu lên rồi phải giáo hóa dân. Đối với quân đội phải chú trọng làm sao để "đầy đủ binh lực, được dân tín phục''. Khổng Tử không chỉ coi trọng, nhấn mạnh về đạo đức mà còn thừa nhận vai trò của pháp luật, dùng pháp luật để quản lý dân có thể giảm được phạm pháp.

Tư tưởng trọng dân của Khổng Tử

Tư tưởng trọng dân của Khổng Tử là hệ thống luận điểm, nguyên lý về trọng dân được trình bày trong Luận ngữ - tác phẩm kinh điển  tiêu biểu nhất của Khổng giáo. Tư tưởng này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

  Một là, vua chúa, quan lại phải nghiêm túc, đoan chính với dân, không được coi thường dân.

   Hai là, chia sẻ cộng khổ và hành động vì dân.

   Ba là, đem lại lợi ích vật chất và giáo hóa dân.

Vấn đề quản lý quốc gia trong quan niệm của Khổng giáo

Quản lý chính sự, thực chất là lãnh đạo dân chúng. Về phương pháp thực thi, Khổng Tử chỉ giáo: Tự mình (tức là quan lại lãnh đạo) Làm gương cho dân noi theo. Chịu khó nhọc nhằn những công việc khó nhọc của dân. Trước là giao và kiểm soát công việc của những người dưới quyền. Tha thứ cho những sai lầm nhỏ của họ. Cử người hiền tài ra làm việc.