Quan hệ quốc tế
Với đặc thù là một trường đại học chuyên ngành có tính quốc tế cao do ngành Hàng hải là một trong những ngành được quốc tế hóa sớm nhất nên các hoạt động quan hệ quốc tế của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã sớm được lãnh đạo Nhà trường xác định là một nhiệm vụ chiến lược và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao. Ngày 11/12/1996, Phòng Đối ngoại được chính thức thành lập và sau đó được đổi tên thành Phòng Quan hệ Quốc tế vào ngày 05/9/2000. Các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Quan hệ Quốc tế gồm:
- Tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường trong việc xây dựng chiến lược phát triển trung và dài hạn cũng như hoạch định chiến lược phát triển hợp tác quốc tế cho Nhà trường. - Xúc tiến, mở rộng và duy trì các hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường với mục đích tăng cường uy tín, ảnh hưởng của Nhà trường trong khu vực và thế giới đồng thời thu hút các nguồn lực đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường.
- Xúc tiến, xây dựng, triển khai và trực tiếp quản lý các Dự án hợp tác sử dụng vốn đầu tư, vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các đối tác nước ngoài.
- Xúc tiến, đàm phán, hỗ trợ các đơn vị trong Trường thành lập liên doanh, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài.
- Đón tiếp, hỗ trợ các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Trường.
Một số thành tích nổi bật về công tác Quan hệ Quốc tế trong một số năm gần đây như sau: - Xúc tiến thành lập được 03 công ty liên doanh với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Xúc tiến triển khai nhiều chương trình liên kết đào tạo sau đại học với nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới của các nước như: Anh, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc . . .
Qua đó đào tạo được:
- Trên 103 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ kỹ thuật cho ngành Giao thông Vận tải, Thành phố Hải Phòng và Nhà trường. Hàng chục thạc sĩ khoa học các chuyên ngành mũi nhọn phục vụ chiến lược kinh tế biển của đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.
- Xây dựng, triển khai thành công và đưa vào ứng dụng có hiệu quả 10 dự án tài trợ không hoàn lại, chương trình hỗ trợ kỹ thuật kiểu dự án với tổng giá trị tài trợ lên đến gần 15 triệu USD. Các dự án này đã mang lại cho Nhà trường hàng chục thiết bị huấn luyện, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, trên 138.000 đầu sách kỹ thuật, tài liệu tham khảo chuyên ngành tiếng Anh, nhiều khóa đào tạo chuyên sâu.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan, góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 71 nước đầu tiên có tên trong “Danh sách trắng” của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Thông qua đó, các sỹ quan, thuyền viên Việt Nam được phép hành nghề trên phạm vi toàn thế giới mà không cần tham gia thêm các khóa huấn luyện của nước ngoài. - Xây dựng thành công hồ sơ góp phần đưa Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (nay là Hiệp hội các cơ sở đạo tạo và huấn luyện Hàng hải toàn cầu – Global MET) năm 2002 và được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải quốc tế (International Association of Maritime Universites - IAMU) năm 2004.
- Tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị khoa học mang tầm cỡ khu vực, châu lục.
- Tham gia nhiều chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao ở trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, Phòng Quan hệ Quốc tế cũng đã tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường ký kết, triển khai thành công nhiều chương trình hợp tác đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học với trên 20 trường đại học lớn của thế giới, tiêu biểu như:
- Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành theo chương trình đào tạo từ xa của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
- Phối hợp đào tạo tiến sỹ chuyên ngành và trao đổi thông tin nghiên cứu hàng hải với Trường Đại học Hàng hải Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Hàng hải Hàn Quốc, Trường Đại học Kỹ thuật Delft (Hà Lan), Trường Đại học Liege, Đại học Ghent (Bỉ). . .
Chuyến tham dự Hội nghị tổng thể thường niên lần thứ 20 (AGA20) của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU) tại Tokyo, Nhật Bản của Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 18 của Diễn đàn các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá Châu Á (AMFUF).
PGS.TS Phạm Xuân Dương - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đón tiếp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam
PGS.TS Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi tọa đàm quốc tế: "An ninh môi trường ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội".
PGS.TS. Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng tiếp Ngài Iwan Rutjens – Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan tại Việt Nam.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải quốc tế (IAMU).
Ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác Na Uy dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Hoàng Thái tử Na Uy Haakon Magnus
Hợp tác với Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ) trong việc nhập khẩu hoàn toàn chương trình giảng dạy ngành Kinh doanh Vận tải biển quốc tế để giảng dạy bằng Tiếng Anh tại Nhà trường.
Hợp tác với Học viện Kỹ thuật Hàng hải và Đánh cá Hàn Quốc (KIMFT) để cử các giảng viên và sinh viên của Nhà trường đi thực tập trên các tàu huấn luyện của KIMFT
Trong thời gian tới, để phát huy các thành tích đã đạt được và từng bước mở rộng hoạt động cả về quy mô lẫn chất lượng, đóng góp một cách tích cực, có hiệu quả vào chiến lược xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành Đại học Quốc gia Hàng hải Việt Nam, Phòng Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam sẽ tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
- Tiếp tục củng cố các mối quan hệ đã có, tích cực mở rộng, xúc tiến quan hệ với các đối tác có tiềm năng, đặc biệt là các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, các trường đại học lớn, có uy tín của Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Nhà trường nói riêng, TP Hải Phòng nói chung.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác với nước ngoài, tận dụng tối đa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất và trình độ của cán bộ, giảng viên Nhà trường.
- Xây dựng, đề xuất để nhận được các dự án đầu tư mới, tập trung vào các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ân hạn của Nhật Bản, vốn tài trợ cho mục đích giáo dục của Cộng đồng Châu Âu…
- Xúc tiến việc tìm kiếm các đối tác có khả năng liên kết sản xuất thương mại quy mô vừa và nhỏ các sản phẩm khoa học của Trường và các đơn vị thành viên.
- Tăng cường đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Trường hoàn thành tốt các công việc được giao.
Ký kết biên bản hợp tác giữa Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với các đối tác quốc tế